Ai mà chẳng mong muốn có thể làm vui lòng tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong cuộc sống có những lúc chúng ta bắt buộc phải nói lời từ chối.
Ảnh minh họa
Một vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn nói từ “không” một cách lịch sự mà không ảnh hưởng đến công việc và hòa khí chung.
Hãy can đảm lên
Một trong những lý do khiến mọi người e ngại nói từ không là vì sợ làm người khác tổn thương và dẫn đến phản ứng mạnh mẽ. Kết quả, cả hai bên đều gặp những chuyện phiền phức không vui
Có lẻ ngay từ giờ phút này bạn nên từ bỏ quan niệm này và nhận ra lợi ích của việc từ chối. Không như bạn nghĩ, có nhiều người cảm thấy thoái mái dễ chịu hơn khi nhận từ “không” chân thật hơn là lời hứa suông giả tạo .
Đưa ra ý kiến quyết định sớm
Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, sức khỏe, công sức nếu bạn sớm nhận ra điều bạn không thể và không nên thực hiện. Những tình huống nan giải luôn cố đeo bám chúng ta mọi lúc mọi nơi bất cứ khi nào có thể. Hãy giải thoát bản thân khỏi những tình huống tiến thoái lưỡng nan. Bạn không nên tiêu tốn quá nhiều thời gian và tâm trí để phủ quyết một một lời đề nghị nào đó. Hãy cố tránh cho mình những việc phiền toái, giúp đầu óc thoải mái để còn có thể để mắt đến các công việc khác nữa.
Đừng trốn tránh câu trả lời.
Trốn tránh tiếp xúc để tránh nói từ không có phải là một cách hữu hiệu? Câu trả lời e rằng là không, làm sao bạn phân biệt được cuộc điện thoại hoặc email nào của nhân viên mà bạn muốn tránh, nếu bạn từ chối tất cả thì hậu quả sẽ ra sao khi trong số đó có những khách hàng quan trọng cần liên lạc khẩn cấp với bạn. Cho dù, tầm quan trọng của vấn đề đến mức nào, bạn cũng không nên giải quyết vấn đề theo kiểu này, chắc chắn bạn sẽ tự đẩy mình vào những tình huống dở khóc dở cười vì những lý do sau đây:
· Tất cả mọi người sẽ không thể liên lạc được với bạn. Ý nghĩ đầu tiên đến mà họ suy luận là có thể bạn đang nghỉ phép, gặp tai nạn bất ngờ hoặc điện thoại đang gặp sự cố. Cuối cùng, họ cũng biết được lý do thật sự và sẽ đi đến kết luận: “bạn là người khiếm nhã, bất lịch sự”
· Trốn tránh là cách cư xử kém cỏi và thiếu chuyên nghiệp và tổn thương người khác. Nó sẽ dẫn nhân viên của bạn đến cảm giác bất mãn về bạn cũng như công ty. Hãy nhớ, cho dù là một nhân viên có vị trí thấp nhất cũng góp phần đóng góp sự thành công cho công ty hoặc tác động tiêu cực lên các nhân viên khác.
· Làm tốn thời gian và công sức của bạn. Sau một thời gian từ chối mọi cuộc gọi, bạn hoặc nhân viên sẽ tốn công hồi âm và giải thích cho các cú điện thoại bạn đã để nhỡ.
· Bạn tự biến mình thành một nạn nhân. Sau mỗi lần khắc phục hậu quả, bạn sẽ cảm thấy muốn đay nghiến mình vì cách cư xử của mình trong thời gian qua, bạn vừa mất thời gian vừa tốn công lại mang phiền phức vào mình, một trạng thái stress.
Tại sao bạn lại chọn cách trốn tránh trong khi bạn vẫn có thể tự tạo cho mình những tình thế hợp lý để nói từ không. Ví dụ như bạn không cần phải dùng chính xác từ “không” mà không thể nói khác đi như: “Tôi lấy làm tiếc là mình không có cảm giác lạc quan lắm với dự án đề nghị của bạn, vì thế có lẻ chúng ta nên tránh đề cập đến vấn đề này một lần nữa”
Nếu cảm thấy khó xử khi nói lời từ chối trong lúc mặt đối mặt mà đối đầu trực tiếp, bạn có thể gởi mail, fax hoặc gọi điện để lại tin nhắn.
Trong mọi trường hợp, nên hồi âm ngắn gọn tránh giải thích dài dòng hoặc đưa ra lời xin lỗi, chỉ đưa ra kết quả và chấm dứt câu chuyện.
Sử dụng từ ngữ thay thế lịch sự
Chắc chắn, sẽ có những nhân viên khó chấp nhận lời từ chối và có xu hướng muốn gây chuyện. Trong trường hợp này, bạn phải nói lời từ chối một cách hòa nhã. Tránh thái độ gắt gỏng, trả lời cụt ngủn cho dù họ liên tục gọi điện quấy rầy và làm phiền bạn.
Bạn có thể đưa câu trả lời theo các bước sau:
Thể hiện cho họ biết bạn đã nhận và hiểu rõ được lời yêu cầu.
Đưa ra lời từ chối, diễn đạt với thái độ và từ ngữ lịch sự
Đưa ra những phương án giải quyết vấn đề khác.
Nếu người gọi cứ khăng khăng không chấp nhận kết quả bạn có thể nhẹ nhàng từ chối bằng một câu rất lịch sự, đại loại như “ Tôi biết điều này rất quan trọng với anh, tuy nhiên rất tiếc tôi không thể để anh tốn thời gian nhiều vì tìm kiếm sự đồng ý của tôi”