5 bí quyết hỗ trợ tổ chức phỏng vấn xin việc hiệu quả

Với xuất phát điểm ban đầu một doanh nghiệp nhỏ, thông thường bạn không có nhiều thời gian và nguồn lực, thâm chí không có một bộ phận nhân sự riêng để phục vụ quá trình tuyển dụng của công ty. Do đó, việc sử dụng những gì sẵn có và tận dụng các bí quyết để tổ chức các đợt phỏng vấn xin việc là điều vô cùng cần thiết mà bạn nên làm. Nhân viên chất lượng là điều kiện tiên quyết để phát triển doanh nghiệp. Việc đầu tư nhiều hơn để có thể có được những nhân viên tốt nhất là một nỗ lực đáng có.
 


Ảnh minh họa

1.Tạo quy trình tuyển dụng một cách nghiêm túc

Mặc dù chỉ là một công ty nhỏ, bạn nên xây dựng một quy trình tuyển dụng một cách nghiêm túc cho công ty. Các ứng viên thường đánh giá rất cao sư chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng thông qua điều này. Bạn thể hiện được sự chu đáo và rõ ràng của công ty khi giúp ứng viên hiểu rõ quy trình tuyển dụng và nhờ đó họ có sự chuẩn bị đầy đủ hơn khi nộp đơn xin việc.
Quy trình tuyển dụng gồm rất nhiều khâu, từ xác định vị trí tuyển dụng, lên mô tả công việc, thông báo tuyển dụng, tìm hình thức thông báo thông tin tuyển dụng đến khâu nhận hồ sơ, sang lọc hồ sơ, xác định các phương thức phỏng vấn (điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, test khả năng ứng viên, phỏng vấn nhóm,…), sắp xếp lịch phỏng vấn, đánh giá ứng viên,… Mỗi khâu bạn nên có kế hoạch rõ ràng và cụ thể để có thể thực hiện một cách nhanh chóng.
Việc xây dựng quy trình đòi hỏi phải được xây dựng một cách khách quan và cung cấp một cơ hội bình đẳng cho tất cả các ứng viên đủ điều kiện để áp dụng và được xem xét.
 
2.Xác định các tiêu chí mong muốn của ứng viên để có sự lựa chọn tốt nhất
Sàng lọc ứng viên thông qua các lý lịch và chỉ lựa chọn một vài ứng viên là một khởi đầu tốt cho một đợt phỏng vấn hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn tìm được ứng viên phù hợp với những gì mà bạn cần.
Để có được điều này, việc xác định trước các tiêu chí mà bạn mong muốn có ở một ứng viên phù hợp là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và sẽ đơn giản hóa quá trình sàng lọc hồ sơ dựa trên những tiêu chí đã được xác định sẵn.
 Dưa trên các tiêu chí này, bạn có thể có được những câu hỏi tốt trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Hãy nhớ là bạn đang muốn hướng tới những buổi phỏng vấn tốt hơn, nhằm tìm được những ứng viên thực sự phù hơp với công ty.
 
3.Kiểm tra hồ sơ ứng viên trước buổi phỏng vấn
Để có một buổi phỏng vấn tốt, bạn cần có thời gian để nghiên cứu hồ sơ ứng viên một cách kỹ càng hơn trong danh sách ứng viên mà bạn đã lựa chọn. Trừ khi đã dành thời gian để tìm hiều, bạn mới có thể có được đánh giá sơ bộ trên mặt bằng chung của các ứng viên và ghi chú lại một số điểm bạn muốn được tìm hiểu thêm. Câu trả lời sẽ có trong đợt phỏng vấn sắp tới.
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên kiểm tra nền tẳng của các ứng viên để xem có điều gì thú vị ở họ. Kiểm tra trên Google, Facebook, Linked In,… để có những đánh giá khách quan. Đôi khi bạn sẽ tìm thấy được nhiều điều hơn ban nghĩ.
 
4.Dành thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Dành thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt các ứng viên. Bạn có thể bận rộn, nhưng sự chuẩn bị sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian trong buổi phỏng vấn và sau đó nữa. Nhất là khi sau đó bạn tuyết định không tuyển dụng ai cả.
Trước buổi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị các câu hỏi bạn dự tính sẽ đặt cho ứng viên, các câu hỏi thông thường và các dạng câu hỏi khác để hiểu thêm về ứng viên. Có thể kèm theo một bài test để biết được khả năng của ứng viên như thế nào. Nếu bạn quyết định phỏng vấn nhóm, vai trò của các câu hỏi sẽ vô cùng quan trọng để có thể giúp phân loại ứng viên trong cùng một nhóm phỏng vấn.
Hơn nữa, như đã nói ở trên, bạn cần kiểm tra và đánh giá ứng viên sơ bộ. Sự hiểu biết của bạn trước đó về một ứng của viên sẽ giúp quá trình gặp mặt ban đầu diễn ra thoải mái hơn với cả hai phía.
 
5.Làm việc một cách khách quan
Quy trình và tiêu chí tuyển dụng của bạn sẽ là một định hướng tốt cần được tuân thủ khi các buổi phỏng vấn có thể cho phép bạn có một số quyền tự do đi chệch khỏi khuôn khổ này.
Hãy hỏi những câu hỏi mà bạn thực sự quan tâm và tránh khiến nội dung phỏng vấn trở nên lan man khi bạn để ứng viên của mình nói quá nhiều, đặc biệt là trong thời gian giữa buổi phỏng vấn. Dù câu hỏi của bạn là gì, hãy đánh giá ứng viên của bạn dựa trên câu trả lời của họ, thái độ và cử chỉ. Việc đọc thêm một số kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp bạn đưa ra những nhận định phù hợp hơn trong quá trình này.
Sự chuẩn bị thích hợp cho một buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều và hãy tin rằng, nếu bạn làm tốt công việc này, bạn nhất định sẽ tìm được những ứng viên thích hợp. Việc tuyể dụng được ứng viên tốt sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Khi đó, CareerLink.vn tin chắc rằng bạn có thể thoải mái hơn để lên kế hoạch huấn luyện, đào tạo và phát triển nhân viên mới của mình rồi đấy!  

Theo careerlink