7 nguyên tắc để tìm được mentor hoàn hảo

Đã bao giờ bạn ước mình có được một cố vấn (mentor) tầm cỡ Warren Buffett? Hãy làm như Bill Gates – tiếp cận các mối quan hệ của mình một cách nghiêm túc.


Ảnh minh họa 
Khởi đầu một ngành kinh doanh mới luôn khó khăn, bạn cần phải tránh những vết xe đổ của người đi trước. Rất nhiều doanh nhân không dám xin một lời khuyên, bởi họ hoặc rất nhút nhát, hoặc quá kiêu ngạo. Trong khi đó, những doanh nhân thành công như Mark Zuckerberg, Bill Gates, Richard Branson chẳng ngại ngần thừa nhận họ từng có một người cố vấn tốt, hoặc nhờ nghe theo lời khuyên của ai đó mà có được thành quả.

Hầu hết những doanh nhân thành công, dù đã nghỉ hưu hay vẫn đang làm việc, đều rất thích chia sẻ vài “mánh” mà học có được từ kinh nghiệm riêng của mình. Nhưng họ không có ý định áp đặt cho người khác. Họ cần bạn là người chủ động, tự đưa ra câu hỏi hay tạo cho mối quan hệ. 

Sau đây là vài nguyên tắc để bạn tìm được một mentor hoàn hảo:

1. Xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần tư vấn 

Đầu tiên, bạn phải biết rằng mình cần sự cố vấn trong phạm vi nào. Không biết rõ điều mình tìm kiếm, bạn sẽ không biết được khi nào có thể thấy nó. Những người làm mảng kỹ thuật sẽ sa lầy vào việc giải quyết rắc rối kỹ thuật trong khi điều họ cần là giúp đỡ về tài chính, marketing.

2. Tập trung và không giấu dốt

Tìm ra một cố vấn vẫn sẽ vô ích nếu như bạn không có thời gian lắng nghe, không chuẩn bị để có thể đưa ra các câu hỏi đúng. Cố vấn, vốn là những người đầy kinh nghiệm, sẽ mau chóng nhận ra khi bản thân họ không có giá trị. Bạn cần xác định rõ nội dung sẽ trao đổi với cố vấn trong mỗi lần gặp, và không nên che giấu bất cứ điểm yếu nào (liên quan đến vấn đề trao đổi) trước họ.
7 nguyên tắc để tìm được mentor hoàn hảo doanhnhansaigon
Những doanh nhân thành đạt, như Warrent Buffett và Bill Gates, cũng không ngại thừa nhận mình từng nhận lời khuyên của ai đó. Nguồn: Getty Images
3. Yêu cầu hợp lý 

Người cố vấn dù giỏi cỡ nào cũng sẽ trở nên vô giá trị nếu họ không có thời gian cho bạn hoặc rất khó để bạn gặp được họ. Thế nên hãy đảm bảo rằng bản thân không trở thành kẻ phiền nhiễu với những cuộc gọi thường xuyên hoặc lãng phí thời gian với những chủ đề không liên quan.

4. Chuẩn bị tốt nhất có thể 

Đừng mong chờ cố vấn hiểu rõ và chèo lái sự nghiệp của bạn. Hãy cung cấp các thông số, dữ liệu kinh doanh liên quan cho họ, nếu có thể, hãy gửi đến họ trước mỗi buổi họp.

5. Đề nghị cố vấn nói những gì bạn cần nghe

Hầu hết các cố vấn giỏi không phải là bạn thân hay người thân của bạn – những người có thể chỉ nói những gì bạn muốn nghe. Khi tìm đến cố vấn tức là bạn cần khả năng nhìn ra sự khác biệt của họ, vì vậy hãy đề nghị họ nói những gì bạn cần nghe, chứ không phải những điều bạn muốn nghe.

6. Giao tiếp bằng cả hai cách – giấy và lời 

Người cố vấn càng hiểu rõ về tình thế của bạn sẽ càng đưa ra được hướng đi rõ. Mặt khác, cố vấn không phải cấp trên hay cấp dưới của bạn, thế nên đừng giao việc hay yêu cầu họ đưa ra quyết định thay cho bạn.
 
7. Giữ mối quan hệ tích cực

Đừng tiếc nuối những cố vấn không nhiệt tình, tiêu cực. Nhưng cũng đừng cắt đứt hoàn toàn, vì những cố vấn này có thể mang lại những mối quan hệ kinh doanh chủ chốt khác.

Thêm vào đó, thù lao của cố vấn luôn là một câu hỏi. Nếu bạn có thể tìm được một cố vấn để có thể chia sẻ đam mê kinh doanh, hỗ trợ bạn, cho bạn cơ hội để học hỏi, đó chắc sẽ là khoản thù lao thỏa đáng.

Trong bất cứ trường hợp nào, sẽ rất có lợi nếu bạn đề nghị một mức lương tháng, bảo hiểm, hoặc 1% quyền sở hữu startup của bạn để chứng minh sự quan tâm của bạn, đảm bảo bạn sẽ nhận lại nhiều hơn những gì bỏ ra.

Theo DNSG